Digital Marketing là một lĩnh vực quan trọng thuộc ngành nghề tiếp thị kỹ thuật số, dựa trên việc sử dụng các nền tảng công nghệ số nhằm thu hút và tiếp cận gần hơn đến khách hàng. Bài viết của OKVIP cung cấp một cái nhìn tổng quát về Digital Marketing, từ khái niệm và nghề nghiệp chuyên môn cùng những thông tin hữu ích khác để bạn tham khảo chi tiết nhất nhé.
Tìm hiểu định nghĩa về ngành Digital Marketing
Khái niệm về chuyên ngành digital marketing là gì? Thì đây được hiểu là toàn bộ các hoạt động marketing diễn ra trên nền tảng công nghệ số, nó xuất hiện tại trong tất cả các công cụ của marketing mix (4 P/7 P/8 P). Sự ngầm hiểu chung về chuyên ngành này hiện nay thì nó được coi là truyền thông online hoặc truyền thông số.
Ngắn gọn và khái quát nhất chúng ta có thể hiểu là quảng bá sản phẩm hoặc thương hiệu bằng một hay nhiều hình thức truyền thông điện tử. Đây là một mảng nhỏ hơn của Marketing, đòi hỏi những hiểu biết rộng về các công cụ digital marketing cơ bản cùng kỹ năng sáng tạo.
Xem thêm:
Công việc ngành này cũng rất rộng và được phân chia ra làm rất nhiều công cụ khác nhau. Tuỳ theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người, bạn có thể lựa chọn công việc chuyên môn tại các marketing agency hoặc một trong các công việc như là: Social media marketing; Content marketing: Search engine optimization (SEO); Digital Advertising.
Trước khi triển khai digital marketing, doanh nghiệp cần có một bản kế hoạch, hay còn gọi là digital marketing plan. Việc bạn chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp gia tăng tỷ lệ thành công của chiến dịch, đồng thời bạn và đội ngũ sẽ biết rõ bản thân mình cần làm những gì, triển khai kênh nào và công cụ gồm những gì.
Xem thêm:
Mẫu digital marketing plan hữu ích cho doanh nghiệp
Ngành Digital marketing sẽ làm những công việc nào?
So với Marketing truyền thống, sự ra đời của nền tảng số mở rộng thêm những mảng công việc mới. Vậy thì chuyên ngành digital marketing là làm gì? tất cả thông tin sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết ngay dưới đây:
Content Marketing
Chắc hẳn với các bạn đã học chuyên ngành Marketing ít nhiều đã nghe thấy cụm từ “Content is King” – Nội dung là vua. Content Marketer sẽ sáng tạo và đăng tải nội dung hấp dẫn và có ý nghĩa nhằm thu hút khách hàng sao cho tự nhiên và cuối cùng họ sẽ đưa ra quyết định mua hàng. Công việc content marketing có thể kể đến như là: content writing, copywriter, biên tập, SEO content,… Những bài viết sẽ được đăng tải trên blog, fanpage, email, tạp chí trực tuyến,…
SEO
SEO (Search Engine optimization) – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên các nền tảng. Khi tìm kiếm các thông tin, nhiều người sẽ có thói quen gõ trên những công cụ tìm kiếm (search engine) như Cốc Cốc, Google,… Khi search một từ khóa sẽ ra xuất hiện vài triệu kết quả nhưng bạn sẽ chỉ lướt qua vài bài ở trên trang top 1,2. Nhiệm vụ của SEO chủ yếu là làm công việc nhằm gia tăng vị trí website trên top kết quả tìm kiếm. Các công việc liên quan đến SEO bao gồm: cung cấp các content bổ ích, sáng tạo nhiều nội dung social, sử dụng công cụ tối ưu website,…
Thiết kế giao diện & trải nghiệm khách hàng trên website
Ngày nay phần lớn các doanh nghiệp đều xây dựng website như là kênh cung cấp thông tin quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ. Website giống như là bộ mặt, là thương hiệu của cả doanh nghiệp. Vì vậy từ hình ảnh, giao diện, thiết kế, nội dung sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng.
Theo khảo sát, có 48% người dùng đánh giá mức độ tin tưởng của web dựa trên việc thiết kế web. Một website được thiết kế dễ dàng sử dụng, thuận tiện sẽ tăng trải nghiệm người dùng, qua đó giúp gia tăng được tỷ lệ tương tác.
Quảng cáo digital marketing
Quảng cáo (ads) chính là một mảng khá lớn trong Digital Marketing, đôi khi nhiều người vẫn nhầm tưởng chính là chạy ads. Quảng cáo là các hoạt động quảng bá sản phẩm trên những nền tảng truyền thông, các trang mạng xã hội bao gồm: Facebook, LinkedIn, Tik Tok, Instagram, Youtube,… Theo khảo sát của Hubspot, có khoảng 92% chủ doanh nghiệp tin rằng quảng cáo trên truyền thông, mạng xã hội có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với kết quả công việc kinh doanh của họ.
Xem thêm:
Quảng Cáo Digital Marketing: Gồm Những Kênh nào Và Cần Kỹ Năng Gì?
Email marketing
Email marketing là việc sử dụng email (thư điện tử) với các nội dung quảng cáo bán sản phẩm, tiếp thị khách hàng với đối tượng khách hàng mục tiêu mà công ty marketing đang hướng đến. Người Việt Nam sẽ có xu hướng tiếp nhận thông tin từ các phương tiện như: sách báo, Tivi, email,… tuy nhiên trên thực tiễn thói quen sử dụng email chiếm tỉ lệ không quá cao.
Trước khi thực hiện một chiến dịch email, bạn cần hiểu được tâm lý của các khách hàng. Thông thường thì 1 chiến dịch email marketing sẽ không quảng bá trực tiếp sản phẩm mà sẽ là có chiến dịch tặng quà, mã giảm giá, giới thiệu dịch vụ,… chắc chắn sẽ rất hữu ích.
Thương mại điện tử
Thói quen mua sắm online của con người được xây dựng từ nhiều năm nay là tiền đề giúp thương mại điện tử bùng nổ. Đây được xem như “chợ thời công nghệ số” khi mà bạn có thể nhìn thấy được bất cứ điều gì mình cần chỉ với vài cái click.
Shopee, Lazada, Tiki là những cái tên đình đám trong làng thương mại điện tử ở Việt Nam. Đây là một trong những ngành được Digital Marketer yêu thích nhất tại Việt Nam trong những thời gian trở lại đây.
Ngoài ra, ngành cũng có những vị trí cực kỳ quen thuộc khác như là: Graphic Design, Web Design,… tuỳ ở từng công ty/doanh nghiệp mà công việc Digital Marketing sẽ có những tên gọi khác nhau.
Làm việc ngành digital marketing lương bao nhiêu?
Theo thống kê từ First Alliances thì mức lương trung bình ngành nghề tại Việt Nam năm 2022, mức lương của vị trí Digital Marketing Manager có khoảng 3 năm kinh nghiệm là khoảng 1500 – 2000 USD (khoảng 34 – 46 triệu VNĐ). Số năm kinh nghiệm 10 năm trở lên, vị trí Marketing Director có mức lương khoảng 5000 – 7000 USD (tương đương 115 – 161 triệu đồng).
Chúng tôi đưa ra một vài ví dụ mức lương ở từng vị trí khác nhau của ngành Digital marketing giúp bạn dễ dàng nắm được mức lương trong ngành hiện nay nhé:
- Vị trí nhân viên/Chuyên viên: là vị trí đầu tiên và cũng là vị trí quan trọng được đa phần các bạn mong muốn tham gia vào. Vị trí nhân viên có mức lương giao động khoảng 9-13 triệu/tháng và có công ty có thể chi trả mức trên 30 triệu/tháng tuỳ thuộc khả năng, năng lực của mỗi người.
- Vị trí Digital Marketing Executive: thu nhập ở vị trí này sẽ rơi vào khoảng 9-14 triệu/tháng và có công ty còn lên đến 35 triệu/tháng.
- Vị trí nhân viên SEO: mức lương công việc SEO là khoảng 7-10 triệu/tháng với nhiệm vụ bảo đảm website, các bài post, hay bài viết trên phương tiện thông tin đại chúng được hiển thị nhiều nhất và có lượng truy cập cao nhất. Có những doanh nghiệp sẽ chi trả SEO Leader lên tới 30 triệu/tháng đối với vị trí công việc này.
- Vị trí Content Marketing/Copywriter: giao động trong mức 7-10 triệu/tháng và cao nhất là 20 triệu/tháng. Nhiệm vụ chủ yếu là biên tập về nội dung, viết bài chuẩn SEO… phối hợp với nhân viên SEO nâng cao tỷ lệ tìm kiếm khách hàng.
- Vị trí Digital Marketing Planner: Đây là vị trí lên chiến lược, xây dựng nội dung các chương trình, kế hoạch marketing trực tuyến. Lương trung bình của vị trí này rơi vào khoảng 8-12 triệu/tháng, có nơi cao hơn nữa là mức 15 triệu/tháng.
- Trưởng phòng Digital Marketing: vị trí này sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn cao hơn các vị trí kể trên. Lương của vị trí này sẽ rơi vào khoảng 8-12 triệu, trung bình là 15 triệu/tháng.
- Vị trí Giám đốc Digital Marketing (Director): giao động khoảng 30-35 triệu/tháng, có nơi có thể lên đến 50-150 triệu/tháng tuỳ thuộc theo khả năng và yêu cầu của công ty. Đa phần, công ty lớn đều có mức lương rất cao đối với vị trí trên và tất nhiên, áp lực công việc cũng sẽ rất lớn.
Tìm việc làm tuyển dụng digital marketing cho nhân viên ở đâu?
Bạn có thể tham khảo hàng trăm công việc Digital Marketing tại; CareerBuilder, VietnamWorks, TopCV, Linkedin,… với rất nhiều vị trí khác nhau từ cấp bậc nhân viên đến nhà quản lý, giám đốc trên khắp mọi nơi trên toàn quốc. Ngoài ra có thêm nhiều lợi ích khác như xem định hướng sự nghiệp hay tạo những CV chuyên nghiệp, độc đáo theo phong cách riêng.
Đây chính là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao tại thị trường Việt Nam. Cho dù bạn là một Marketer lâu năm trong nghề hay là người mới bước chân vào lĩnh vực Marketing đều không cần lo lắng, chỉ cần bạn đam mê, có nhiệt huyết và chịu khó học hỏi sẽ bạn nhanh chóng có thể trở thành một Digital Marketing chính hiệu.
OKVIP Tuyển Dụng Digital Marketing – Cơ Hội Thu Nhập Ngàn Đô
Tự học digital marketing cần những gì?
Mỗi người sẽ có cách tìm hiểu và học tập khác nhau về chuyên ngành Digital Marketing. Sau đây là những kỹ năng cơ bản bạn cần phải có khi tự học ngành nghề này:
- Yêu thích công nghệ: Digital Marketing là cách thức tiếp thị trên nền tảng công nghệ, muốn nắm được kiến thức và có sự hiểu biết về kỹ thuật hay quản trị công nghệ đòi hỏi bạn phải yêu thích, có kỹ năng thích ứng với sự phát triển của công nghệ.
- Video: Bạn không cần phải có kỹ năng chuyên môn cao tương tự với một nhà sản xuất video chuyên nghiệp, tuy nhiên bạn cần có kỹ năng, kiến thức nền tảng như cách xây dựng ý tưởng, xử lý video và dùng thuần thục các phần mềm trong edit video. Ngoài ra, cần phải học cách tạo một video chất lượng, tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn cho video.
- SEO & SEM: Bạn cần có kiến thức cơ bản về SEO và hiểu được vai trò quan trọng của SEO đối với chiến dịch triển khai. Khi hiểu được bức tranh tổng quan, bạn sẽ có cách tổ chức và lựa chọn team phù hợp, hiệu quả. Hoặc công ty có thể thuê bên ngoài hỗ trợ triển khai dự án.
- Content Marketing: Content là một công cụ rất đắc lực giúp doanh nghiệp bạn thu hút được sự chú ý của nhiều khách hàng, vì thế bạn cần hiểu được cách tạo nội dung thu hút, hiệu quả. Những cách thu hút, lan tỏa những nội dung hữu ích, thông điệp hấp dẫn,…
- Đọc hiểu, phân tích các dữ liệu: công cụ đọc hiểu và phân tích dữ liệu trong Marketing Online cực kỳ nhiều, là công cụ hữu ích không thể nào bỏ qua. Vì thế bạn cần phải biết cách dùng các công cụ quảng cáo, ít nhất là Google Analytics và bài viết của công cụ quảng cáo. Vì nó có chứa đựng các dữ liệu quan trọng. Bạn cũng phải hiểu được dữ liệu, các thông số trong quảng cáo để có chiến lược, biện pháp phù hợp nhằm tăng tỷ lệ click và số lần truy cập.
- Design Thinking: Như đã đề cập trên content là quan trọng, hình thức cùng với nội dung cũng rất cần lưu tâm. Tư duy thiết kế là yếu tố cần thiết giúp tạo những nội dung hấp dẫn đem tới sự mới lạ thu hút người dùng. Việc am hiểu sở thích, tâm lý người tiêu dùng kết hợp với tư duy về thiết kế sẽ giúp cho sản phẩm hiển thị trên website tốt hơn, bắt mắt hơn.
- Xem thêm:
Khóa học digital marketing mà bạn không nên bỏ qua
Dưới đây là một vài trang web giúp bạn có thể học các khóa học miễn phí và với giáo trình chỉn chu, hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu thêm các sách digital marketing để tăng thêm lượng kiến thức cho mình. Các khóa học cụ thể đó là:
Học digital marketing google
Google là cái tên quen thuộc với tất cả mọi người, ông lớn của Internet này cũng cung cấp rất các khoá học đào tạo hoàn toàn miễn phí và hiệu quả giúp bạn tự học marketing. Có thể kể đến các khóa học phổ biến nhất sau:
- Khóa học được cấp chứng chỉ Google Digital Garage: Với thời gian 6,5h học tập, khóa đào tạo này cung cấp kiến thức cơ bản về digital marketing giúp người mới bước đầu tiếp cận, với 23 chủ đề như là: Social media, SEO, SEM,…
- Học phân tích dữ liệu với chứng chỉ Google’s Analytics Academy: phân tích dữ liệu là kỹ năng quan trọng mỗi marketer cần bổ xung giữa thời đại marketing kỹ thuật số 4.0 hiện nay. Khóa học này, bạn sẽ giúp bạn hiểu được tầm ảnh hưởng của dữ liệu đối với chiến lược sale và marketing của công ty bạn. Khóa học kéo dài 4,5h.
- Khóa học Google Adwords Fundamentals: Khóa học sẽ cung cấp các kiến thức căn bản về Google Adwords, giúp bạn tiếp xúc gần hơn với kỹ năng quảng cáo PPC.
- Xem thêm:
- Top 10 Khóa Học Digital Marketing Google
Học digital marketing từ trang web Hướng Nghiệp Á Âu
Chương trình học tại Hướng Nghiệp Á Âu có 2 hình thức là: học tại chỗ (offline) và trực tuyến (online), giảng dạy đi từ nền tảng cơ bản giúp bạn nắm được kiến thức và biết cách áp dụng các phương pháp marketing online vào thực tiễn, hỗ trợ bạn nâng cao hiệu suất làm việc, gia tăng doanh số, giảm thiểu chi phí quảng cáo…
Các khóa học có học phí khác nhau, tùy thuộc theo mục tiêu, thời gian, cấp độ, hình thức… Ví dụ, khoá SEO sẽ có học phí là 6.5 triệu đồng (offline) và 5 triệu đồng (online); cấp độ Chuyên Viên Digital Marketing thì học phí là 32 triệu đồng (offline) và 26 triệu đồng (online)…
Chuyên ngành Digital Marketing thì nên học trường nào?
Ngành marketing thi khối nào? học trường gì? digital marketing điểm chuẩn thi là bao nhiêu? Tất cả thông tin sẽ được giải đáp ngay dưới đây nhé:
- A00 {Lý – Toán – Hóa}
- A01 {Lý – Toán – Anh}
- D01 {Văn – Toán – Anh}
- D07 {Hóa – Toán – Anh}
- D96 {Toán – Anh – KHXH}
- C00 {Sử – Văn – Địa}
Trường | Điểm chuẩn gần nhất |
Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) | 28,00 điểm |
Đại học Ngoại Thương(FTU | 27,7 – 28,02 (tùy khối thi) |
Đại học Thương Mại | 27 điểm |
Đại học Thương Mại | 26,7 điểm |
Đại học Tài chính – Marketing | 17 điểm |
Đại học Kinh tế – Tài chính | 17 điểm |
Đại học Duy Tân | 14 điểm |
Như vậy, bài viết trên đã đưa ra cho bạn góc nhìn tổng quan nhất về ngành Digital Marketing. Đây là lĩnh vực rộng lớn với rất nhiều mảng khác nhau, bạn có thể lựa chọn một mảng để có thể tập trung nghiên cứu và phát triển, rồi mới mở rộng ra từng mảng khác. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực này!