Digital marketing plan là một bản kế hoạch hoàn chỉnh, chi tiết đến từng khoản mục. Đây cũng là mắc xích vô cùng quan trọng cho hoạt động kinh doanh và cần thiết với những doanh nghiệp ứng dụng nền tảng tiếp thị kỹ thuật số. Nếu bạn vẫn chưa biết cách lập kế hoạch bài bản thì hãy tham khảo bài viết bên dưới.
Plan digital marketing chuẩn hội tụ những yếu tố nào?
Một bảng kế hoạch marketing tốt như tấm bản đồ hướng dẫn bạn từng bước đạt được mục tiêu. Sau đây là các yếu tố cần phải có trong một plan chuẩn.
Rõ ràng về mục tiêu
Digital marketing plan phải rõ ràng về mục tiêu và đo lường được. Doanh nghiệp không được đề cập chung chung vì đây là kim chỉ nam của mọi hành động. Ví dụ, Ban Quản trị công ty có thể đề răng tăng lượt truy cập 10%, doanh thu 20%, độ phủ sóng thương hiệu 10%.
Phân tích thị trường
Việc phân tích này giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và xu hướng tiêu dùng. Đây là các thông tin mà digital marketing plan cần thu thập và làm rõ trước khi xây dựng kế hoạch.
Lên chiến lược cụ thể
Digital marketing plan cần được xây dựng dựa trên mục tiêu và phân tích thị trường. Nội dung cần cụ thể hóa bởi các hoạt động, thời gian và kết quả.
Ngân sách
Đây là số tiền doanh nghiệp phải chi ra để thực hiện kế hoạch. Bạn phải dự trù chi tiết sát với tình hình thực tế tránh trường hợp phát sinh các khoản ngoài dự toán. Nếu digital marketing plan thực hiện trong nhiều năm phải dự trù thêm một khoản trượt giá.
Công cụ và kênh tiếp thị
Để triển khai digital marketing plan phải vận dụng đa công vụ và nhiều kênh. Đơn vị thực hiện cần chọn các công cụ và kênh tiếp thị sao cho phù hợp với mục tiêu và khách hàng tiềm năng.
Chỉ số đo lường
Các chỉ số này giúp đánh giá đúng hiệu quả của kế hoạch marketing. Doanh nghiệp có thể dựa vào các chỉ số như lượt truy cập website, lượt xem video, lượt chuyển đổi, tỷ lệ thoát trang,…để đánh giá.
Xem thêm:
Tổng Hợp Kiến Thức Liên Quan Đến Ngành Digital Marketing
Những mẫu digital marketing plan hiệu quả
Nếu bạn chưa biết cách lập digital marketing plan thì có thể tham khảo các mẫu bên dưới. Chúng sẽ giúp bạn định hướng được những việc sẽ thực hiện.
Digital marketing plan mẫu của Son môi Butter NYX
Đây là kế hoạch marketing đa phương diện của hãng NYX áp dụng mẫu son môi Butter. Mẫu này thích hợp dùng trong lĩnh vực mỹ phẩm phù hợp với các sản phẩm mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Plan này có ưu điểm là xây dựng tiền đề cho các chiến lược tiếp thị quốc tế.
Chiến Lược Sản Phẩm | |
Ưu Điểm Cạnh Tranh (USP) | Gói Sản Phẩm và Giá Cả |
Mô tả từng chi tiết USP của sản phẩm | Xác định chiến lược giá của sản phẩm nhằm xác định đúng giá trị |
Chiến Lược Tiếp Thị | ||
Quảng Cáo và Truyền Thông | Tiếp Thị Nội Dung | Tương Tác với Khách Hàng |
Sử dụng các kênh quảng cáo trực tuyến và ngoại tuyến nhằm gia tăng nhận thức | Xây dựng các nội dung mang tính thu hút đăng tải trên các nền tảng xã hội | Tổ chức sự kiện, cuộc thi, và tương tác trực tuyến nhằm kết nối với khách hàng tiềm năng. |
Chiến Lược Phân Phối | |
Đối Tác Phân Phối | Kênh Phân Phối |
Xây dựng hệ thống đối tác phân phối hiệu quả nhằm mang sản phẩm đến mọi nơi | Xác định kênh phân phối hiệu quả nhất căn cứ vào đối tượng khách hàng mục tiêu |
Digital marketing plan Quốc Tế (Nếu Có) | |
Nghiên Cứu Thị Trường Quốc Tế | Chiến Lược Quảng Bá Quốc Tế |
Xác định thị trường quốc tế tương xứng với tiềm năng | Đẩy mạnh doanh số bán hàng thông qua quảng bá thương hiệu |
Lịch Trình Thực Hiện |
Tháng 1-2: Chuẩn bị và nghiên cứu thị trường |
Xác định các mục tiêu cụ thể trước khi lên kế hoạch marketing. |
Nghiên cứu thị trường để nắm bắt xu thế, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. |
Xây dựng chiến lược tiếp thị căn cứ vào các thông tin đã thu thập, phân tích. |
Tháng 3-4: Phát Triển Nội Dung và digital marketing plan |
Dựa trên USP của sản phẩm xây dựng nội dung thu hút và hấp dẫn. |
Phát triển chiến lược quảng cáo trực tuyến và ngoại tuyến, nhận diện các kênh hiệu quả nhất. |
Tháng 5-6: Tạo Nên Nhận Thức Thương Hiệu |
Tiến hành các chiến dịch quảng bá nhằm tăng độ phủ sóng của thương hiệu. |
Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm, tăng tương tác online lẫn offline. |
Tháng 7-8: Tăng Cường Chiến Lược Truyền Thông |
Tạo nội dung các nội dung hot trend đăng tải trên hệ thống mạng xã hội. |
Tăng cường chiến lược truyền thông nhằm tăng lượng tương tác từ khách hàng. |
Tháng 9-10: Chiến Lược Phân Phối và Bán Hàng |
Xây dựng và tối ưu hóa hệ thống phân phối nhằm mang sản phẩm đến tận tay người dùng. |
Kết hợp chiến lược giá và gói sản phẩm kích thích nhu cầu tiêu thụ. |
Tháng 11-12: Chiến Dịch Lễ Hội và Cuối Năm |
Tập trung quảng bá sản phẩm vào các dịp lễ hội. |
Tổ chức các sự kiện và ưu đãi đặc biệt nhằm tăng doanh số bán hàng cuối năm. |
Tháng 1-6 Năm Tiếp Theo: Đánh Giá và Điều Chỉnh |
Tổ chức họp đánh giá với đội ngũ tiếp thị rút ra thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm. |
Dựa vào đây điều chỉnh, bổ sung digital marketing plan phù hợp. |
Theo Dõi và Đánh Giá Liên Tục |
Sử dụng các công cụ theo dõi hiệu suất nhằm đánh giá và điều chỉnh kịp thời kế hoạch.. |
Định kỳ tổ chức khảo sát về các phản hồi từ khách hàng. |
Thực Hiện digital marketing plan Quốc Tế (Nếu Có) |
Chọn thị trường và lên kế hoạch tiếp thị quốc tế. |
Ngân Sách Tiếp Thị và Tài Chính |
Chi đúng dự toán, theo dõi sát sao nhằm tiêu dùng hiệu quả. |
Đảm bảo chi phí nằm trong số tiền đã dự trù. |
Mẫu digital marketing plan của sản phẩm OMO Unilever
Bên dưới là kế hoạch marketing mẫu dành cho lĩnh vực hàng tiêu dùng. Plan này dành cho các doanh nghiệp lớn, đa quốc gia, sản phẩm tiêu thụ rộng rãi, doanh số cao. Ưu điểm của bảng kế hoạch này vô cùng hoành tráng và chi tiết, đi kèm với việc đánh giá, đo lường cụ thể:
Hạng mục công việc | Thực hiện | Chi phí ước tính | ||
1 | Xây dựng digital marketing plan – kinh doanh tổng thể cho sản phẩm mới OMO Unilever | |||
1 | Nghiên cứu, phân tích tiềm năng thị trường, lượng khách hàng tiềm năng. | |||
2 | Nghiên cứu sở thích của khách hàng và giá trị cốt lõi có trong sản phẩm. | |||
3 | Nghiên cứu các thị trường mục tiêu và xác định thị phần còn trống. | |||
4 | Nghiên cứu phác thảo chân dung, hành vi, sở thích, thị hiếu của khách hàng mục tiêu. | |||
5 | Tập trung phân tích Customer insight, Shopper insight, Consumer insight | |||
6 | Nghiên cứu sản phẩm của đối thủ, định vị, thị phần, độ phủ sóng của thương hiệu, giá trị cốt lõi trong sản phẩm của họ. | |||
7 | Xây dựng định vị, giá trị cốt lõi cho sản phẩm mình cung cấp đảm bảo khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. | |||
8 | Phác thảo bộ khung hệ thống nền tảng – bản sắc thương hiệu. Tập trung xây dựng logo, brand, ý nghĩa thương hiệu và các hoạt động có liên quan khác. | |||
9 | Thảo luận và thống nhất các vấn đề liên quan đến thương hiệu. | |||
10 | Hoàn chỉnh lại bộ tài liệu về thương hiệu. | |||
11 | Phân tích các yếu tố bên trong như độ phủ sóng thương hiệu, tình hình tài chính, nhân sự, điểm mạnh, hạn chế của công ty, yếu tố thị trường tác động | |||
12 | Phân tích SWOT | |||
13 | Xây dựng chiến lược thương hiệu và phân phối đảm bảo phủ sóng, tiếp cận thị trường mục tiêu một cách tốt nhất. | |||
14 | Xây dựng kế hoạch mục tiêu kinh doanh – marketing và ngân sách trong từng năm. Xây dựng chính sách lương thưởng, các quy trình và qui định công việc, các hạng mục KPI cho phòng kinh doanh – Marketing. | |||
15 | Hoàn thành digital marketing plan – kinh doanh tổng thể và thuyết trình HĐQT | |||
2 | Phân tích thiết lập Website, Facebook, bộ nhận diện thương hiệu, và hệ thống POSM tại kênh phân phối | |||
1 | Tối ưu hóa website (nội dung, hình thức), facebook chuẩn bị cho công tác triển khai kế hoạch Digital Marketing | |||
2 | Xây dựng và hoàn thiện bộ công cụ giúp quảng bá thương hiệu, POSM | |||
3 | Nghiên cứu tối ưu hóa nhận thức của khách hàng về thương hiệu qua kênh phân phối | |||
4 | Thiết kế hình ảnh, thông tin sản phẩm được in trên bao bì của SKU. | |||
3 | Setup nhân sự phòng Marketing | |||
1 | Phân công 1 nhân viên marketing phụ trách về các hạng mục PR của thương hiệu và hỗ trợ các kế hoạch của bộ Phận | |||
2 | 2 NV nghiên cứu thị trường kiêm nhiệm trade marketing khảo sát thị trường, định tính, định giá sản phẩm và thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo phân công. | |||
3 | 1 nhân viên Digital Marketing (biết thiết kế) để tạo dựng hình ảnh trên các nền tảng như Website, Facebook…, thiết kế công cụ POSM cũng như giao diện Web. | |||
4 | 1 nhân viên thiết kế đảm nhiệm thiết kế bao bì sản phẩm, kiểu dáng cũng như thương hiệu. | |||
5 | 1 Brand Manager hỗ trợ triển khai digital marketing plan và điều phối nhân sự. | |||
4 | Chuẩn bị các công cụ online MKT, Offline, hình tượng và câu chuyện thương hiệu | |||
1 | Rà soát để biết trong tay có các kênh online và offline MKT. | Phối hợp cộng sự | ||
2 | Triển khai Tool tracking Google Analytics và google trend để điều tra xu hướng của khách hàng. | Phối hợp cộng sự | ||
3 | Nghiên cứu xu hướng duyệt web, xác định đối tượng mà chiến dịch truyền thông hướng tới. | Phối hợp cộng sự | ||
4 | Xây dựng danh sách các kênh phù hợp dùng truyền thông và cách triển khai từng loại hình đó. | |||
5 | Nghiên cứu và đưa vào sử dụng các kênh kết nối với khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp cận và chăm sóc khách hàng. | |||
6 | Phác thảo ý tưởng nội dung chương trình về cộng đồng, xã hội, gắn kết thương hiệu và người dùng, ghi dấu ấn. | |||
7 | Thảo luận thống nhất ý tưởng về câu chuyện thương hiệu sắp ra đời. | |||
8 | Viết bản brief về ý tưởng thương hiệu để Designer thiết kế. | |||
9 | Kết hợp cùng Designer thiết kế bộ nhận diện phù hợp với thương hiệu | |||
10 | Xây dựng ý tưởng chung cho chương trình online MKT | |||
11 | Xây dựng ý tưởng chung cho chương trình offline MKT | |||
12 | Lên digital marketing plan chi tiết | |||
5 | Mang sản phẩm thử nghiệm ra thị trường | Sau kế hoạch tổng thể | ||
1 | Tặng sản phẩm để người tiêu dùng mục tiêu dùng thử. | |||
2 | Hoàn thiện và chuẩn hóa bao bì, quy cách đóng gói từng SKU mỗi loại chuẩn bị mang ra thị trường phân phối. | |||
2 | Chính thức đưa sản phẩm vào tiêu thụ tại kênh OTC – ETC | |||
3 | Khảo sát ý kiến khách hàng về giá cá, kiểu dáng, tính năng, bao bì. | |||
4 | Hoàn thiện về chất lượng và hình ảnh sản phẩm, bao bì đáp ứng thị hiếu khách hàng. | |||
6 | Đưa sản phẩm chính thức ra thị trường | Sau 3 tháng tung thử nghiệm | ||
1 | Xây dựng và hoàn thiện chính sách phân phối, cũng như giá cả cho kênh OTC – ETC | |||
2 | Hoàn chỉnh bao bì từng SKU | |||
3 | Tập trung phát triển kênh OTC – ETC tại thị trường mục tiêu | |||
7 | Hoàn thiện các tool truyền thông và quảng cáo | |||
1 | Lên ý tưởng và hoàn thiện nội dung, hình ảnh, câu chuyện thương hiệu, POSM, Print ad, truyền hình … | |||
2 | Sản xuất TVC chuẩn bị tung ra khi chiến dịch truyền thông tập trung phát động. TVC phải đáp ứng tiêu chí Smile (simple – memorable – interesting – link – entertainment) | |||
8 | Truyền thông quảng cáo | Truyền thông song song thời gian tung sản phẩm chính thức | ||
1 | Đẩy mạnh digital marketing plan qua các kênh như TV, Print Ad, Báo mạng, outdoor, indoor, quảng cáo tại điểm bán. | |||
2 | Từng bước hình thành và phát triển mảng social media | |||
3 | Đẩy mạnh khuyến mãi thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm. | |||
4 | Tổ chức các hội thảo chuyên ngành, phát triển nguồn khách hàng – bán hàng, gia tăng độ nhận biết và tương tác với thương hiệu | |||
5 | Đo lường hiệu quả, đánh giá hạn chế và lên kế hoạch khắc phục ( nếu có ) |
Kết bài
Trên đây là các mẫu digital marketing plan phổ biến nhất. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích để thiết lập cũng như triển khai tốt chiến dịch truyền thông cho doanh nghiệp của mình.